PHÂN BIỆT FREEHAND VÀ NOMINATED – HÀNG THƯỜNG VÀ HÀNG CHỈ ĐỊNH

Thuật ngữ freehand và nominated (hàng thường và hàng chỉ định) được dùng trong các hãng tàu và các công ty giao nhận để chỉ hàng hóa các nhân viên bán hàng (Sales) theo đuổi.

1. HÀNG FREEHAND

– Hàng freehand là những hàng hóa do chính shipper tự book tàu và thanh toán cước, cước prepaid theo điều kiện nhóm C. Mọi vấn đề từ việc lựa chọn hãng tàu vận chuyển sẽ do shipper tự quyết định.

– Đối với mặt hàng freehand, các nhân viên sales phải thực hiện tất cả các quy trình, tìm kiếm cơ hội, chào giá và theo đuổi lô hàng đó. Thông thường, các nhân viên kinh doanh của hãng tàu sẽ làm cả hàng freehand và nominated, tuy nhiên, forwarder thì gần như chỉ làm đối với hàng freehand. Fowwarder thường thực hiện Hàng freehand để thu lại lợi nhuận và hoa hồng vì nhờ việc tự do chọn hãng tàu, nhờ đó Fowwarder có thể lựa chọn hãng tàu nào có giá và chi phí mang lại nhiều lợi ích nhất.

Vd: Shipper muốn xuất khẩu hàng hóa sang Lào, điều kiện Incoterms loại C, theo hình thức hàng freehand, shiper có quyền lựa chọn và chuyển đổi hãng tàu theo ý muốn. Do vậy, để được nhận hoa hồng, forwarder phải sale hàng freehand. Vì hàng freehand có quyền lựa chọn nhiều hãng tàu khác nhau.

Trong ngành logistics, nếu bạn là forwarder mà shipper đang làm với 1 sale của hàng tàu nào đó thì bạn rất khó làm hàng của shipper này với sale khác cùng hãng tàu. Như vậy chỉ có hàng freehand mới tạo cho bạn cơ hội chuyển hãng tàu.

2. HÀNG NOMINATED

– Thông thường hàng chỉ định được xuất khẩu theo điều kiện FOB. Người mua sẽ là người thanh toán cước tàu và chỉ định hàng tàu nhất định. Người bán chỉ cần thanh toán cước local charges tại đầu xuất và không có quyền được lựa chọn hãng tàu như đối với hàng freehand.

– Hàng chỉ định sẽ do người mua đặt tàu và gửi booking này cho người bán bằng mail hoặc fax lấy lệnh booking.Đối với hàng chỉ định thì Fowarder thường không có thêm hoa hồng.Trong một số trường hợp, với hàng chỉ định, người mua sẽ chỉ định hãng tàu vận chuyển và người bán sẽ phải thanh toán cước tàu.

– Ưu điểm: Chỉ bên xuất khẩu chỉ cần giao hàng lên tàu là hoàn thành trách nhiệm của mình

– Nhược điểm: Bên xuất khẩu không chủ động được thời gian xuất khẩu hàng, người làm hàng bên xuất sẽ phải tuân thủ theo thời gian chỉ định có sẵn.

Quy trình chứng từ giao nhận giữa hai loại hàng này không có gì khác biệt. Cũng giống như quá trình giao nhận bình thường, bộ chứng từ gồm:

– Invoice and packing list
– Certificates (Certificate of Origins/Fumigation)
– Bill of Lading for export and Delivery Order for import
– Customs clearance

Các điều kiện giao hàng khác nhau thì cách giao hàng khác nhau, khác về rủi ro, chi phí phát sinh và quyền sở hữu… Chẳng hạn, giao nhận theo FOB và CIF giống nhau đối với hàng xuất. Nhưng giao nhận theo FOB thì nhà xuất khẩu sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng được giao tại bãi CY hàng xuất của hãng tàu. Tuy nhiên giao nhận giá CIF thì nhà xuất khẩu chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng được giao tại bãi CY hàng nhập của hãng tàu.

Chúc bạn thành công!

———————————–

Logistics Software – Khang Vân Tech

Hotline: 0933.656.118
Email: info@phanmemlogistics.vn
Website: https://phanmemlogistics.vn/
Địa chỉ: Số 9/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Leave a comment