TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NHẤT ĐỊNH PHẢI HIỂU VỀ QUY CHẾ TỐI HUỆ QUỐC

Quy chế tối huệ quốc là quy chế pháp lí cơ bản của tư pháp quốc tế, theo đó người nước ngoài (thể nhân nước ngoài) ở nước sở tại được hưởng chế độ pháp lí mà nước sở tại dành cho những người nước ngoài (thể nhân nước ngoài) của bất kì một nước thứ ba nào đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai.

1. Khái niệm, nguyên tắc của quy chế tối huệ quốc

1.1 Quy chế tối huệ quốc là gì?

Quy chế tối huệ quốc là quy chế pháp lí cơ bản của tư pháp quốc tế, theo đó người nước ngoài (thể nhân nước ngoài) ở nước sở tại được hưởng chế độ pháp lí mà nước sở tại dành cho những người nước ngoài (thể nhân nước ngoài) của bất kì một nước thứ ba nào đang được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai.

Quy chế tối huệ quốc là một quy chế cơ bản của tư pháp quốc tế, theo đó, nước sở tại cũng sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân hoặc hàng hoá (có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ nước được hưởng quy chế tối huệ quốc) hoặc dịch vụ của nước được hưởng quy chế tối huệ quốc sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà nước sở tại đang hoặc sẽ dành cho cá nhân, pháp nhân hoặc hàng hóa (có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ nước thứ ba nào) hoặc dịch vụ của nước thứ ba nào.

Thông thường, quy chế tối huệ quốc sẽ được quy định theo từng lĩnh vực cụ thể như quy chế tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá, quy chế tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ, quy chế tối huệ quốc trong đầu tư, quy chế tối huệ quốc trong sở hữu trí tuệ.

Đãi ngộ tối huệ quốc có thể là vô điều kiện hoặc có điều kiện với mục đích là đảm bảo cho mọi người nước ngoài (thể nhân và pháp nhân nước ngoài) được hưởng những quyền và nghĩa vụ dân sự – kinh tế ngang nhau trong cùng một lĩnh vực, địa bàn hoạt động mà không có sự phân biệt đối xử nào giữa họ. Quy chế này thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về thương mại và hàng hải như Điều 2, Chương III – Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quy định: Mỗi bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kì nước nào khác. Tuy vậy, trong thực tiễn điều ước quốc tế của Việt Nam và các nước, người ta có thể thoả thuận về các ngoại lệ của quy chế này theo những lộ trình nhất định.

1.2 Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu như thế nào?

Tối huệ quốc được viết tắt theo tiếng Anh là MFN, đây là một nguyên tắc được quy định trong tư pháp quốc tế và là nguyên tắc pháp lý quan trọng của WTO. Tầm quan trọng của tối huệ quốc đặc biệt được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định GATT

Điều I

Quy định chung về Đối xử tối huệ quốc

1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất  nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu  nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.

2. Các quy định của của Khoản 1 thuộc Điều này không đòi hỏi phải loại bỏ bất cứ một ưu đãi nào liên quan tới thuế nhập khẩu hay các khoản thu không vượt quá mức đã được quy định tại Khoản 4 của Điều này và nằm trong diện được quy định dưới đây:

(a) Ưu đãi có hiệu lực giữa hai hay nhiều lãnh thổ nêu trong danh mục tại phụ lục A, theo các điều kiện nêu trong phụ lục đó;

(b) Ưu đãi có hiệu lực riêng giữa hai hay nhiều lãnh thổ có mối liên hệ về chủ quyền chung hay có quan hệ bảo hộ chủ quyền được nêu tại danh mục B, C, D, theo điều kiện đã nêu ra trong các phụ lục đó;

(c) Ưu đãi chỉ có hiệu lực riêng giữa các nước có chung biên giới nêu trong phụ lục E, F.

3. Các điều khoản của khoản I sẽ không áp dụng với các ưu đãi giữa các nước trước đây là bộ phận của Lãnh thổ Ottoman và được tách từ lãnh thổ Ottoman ra từ ngày 24 tháng 7 năm 1923, miễn là các ưu đãi đó được phép áp dụng theo khoản 5 của điều XXV và do vậy sẽ đươc áp dụng phù hợp với khoản 1 của Điều XXIX.

4. Biên độ ưu đãi* áp dụng với bất cứ sản phẩm nào được khoản 2 của Điều này cho phép dành ưu đãi nhưng các Biểu cam kết đính kèm theo Hiệp định này lại không có quy định rõ cụ thể mức biên độ tối đa, sẽ không vượt quá:

(a) Khoản chênh lệch giữa mức đối xử  tối huệ quốc và thuế suất ưu đãi nêu trong Biểu, với thuế quan hay khoản thu áp dụng với bất cứ sản phẩm nào đã được ghi trong Biểu tương ứng; nếu trong Biểu không ghi rõ thuế suất ưu đãi, việc vận dụng thuế suất ưu đãi theo tinh thần của điều khoản này sẽ căn cứ vào mức thuế ưu đãi có hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 và nếu trong Biểu cũng không có mức thuế đối xử tối huệ quốc thì áp dụng mức chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi và thuế theo đối xử tối huệ quốc đã có vào ngày 10 tháng 4 năm 1947;

(b) Với mọi khoản thuế quan và khoản thu không ghi cụ thể trong Biểu tương ứng, mức chênh lệch có được vào ngày 10 tháng 4 năm 1947 sẽ được áp dụng.

Trong trường hợp một bên ký kết có tên trong phụ lục G, ngày 10 tháng 4 năm 1947 tham chiếu đến tại tiểu khoản (a) và (b) trên nêu trên sẽ được thay thế bằng ngày cụ thể ghi trong phụ lục đó.

 Nguyên tắc tối huệ quốc này được hiểu là nếu một nước danh cho một nước thành viên một sự ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.  Như đã nêu ở trên nguyên tắc này được quy định trọng Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch năm 1947 (viết tắt là GATT) áp dụng đối với hàng hóa, Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ (được quy định tại Điều 2 Hiệp định GATS)

“Điều 2: Đối xử tối huệ quốc

1. Đối với bất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳ nước nào khác.

2. Các Thành viên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điều này, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiện của Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.

3. Các quy định của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào dành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới”.

Điều 4

Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc

Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một Thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các Thành viên khác. Được miễn nghĩa vụ này bất kỳ sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào mà một Thành viên dành cho nước khác:

a) Trên cơ sở các thoả ước quốc tế về việc giúp đỡ trong tố tụng hoặc thực thi luật theo nghĩa tổng quát chứ không giới hạn riêng biệt về bảo hộ sở hữu trí tuệ;

b) Phù hợp với các quy định của Công ước Berne (1971) hoặc Công ước Rome, theo đó sự đãi ngộ không phải là đãi ngộ quốc gia mà là sự đãi ngộ áp dụng tại một nước khác;

c) Đối với các quyền của những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình không phải do Hiệp định này quy định;

d) Trên cơ sở các thoả ước quốc tế liên quan đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực trước khi Hiệp định WTO có hiệu lực, với điều kiện là các thoả ước đó được thông báo cho Hội đồng TRIPS và không tạo nên sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc bất hợp lý đối với công dân của các Thành viên khác.

2. Nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc

Nội dung của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là việc WTO quy định rằng nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác, các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác của mình. 

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: Mỗi thành viên của WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như những đối tác ưu tiên nhất. Nếu một nước danh cho một đối tác của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được ưu tiên nhất 

3. Mục đích cho việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là một nguyên tắc trong hệ thống thương mại đa phương tạo ra sự bình đăgr về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi các thành viên này cùng tham gia vào thị trường của một thành viên nào đó. Với sự tồn tại của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc các quốc gia khi tham gia sẽ được bảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho bất kỳ một quốc gia nào khác một chế độ thương mại ưu đãi nào hơn, và thông qua đấy có thể triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các quốc gia khác trên thị trường đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể trong việc cạnh tranh trên thị trường với các quốc gia có liên quan.

DANH SÁCH CÁC NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ CÓ THỎA THUẬN ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC
TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM

(Kèm theo công văn số 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016 của Tổng cục Hải quan)

STTTên nước/Vùng lãnh thổSTTTên nước/Vùng lãnh thổ
1Cộng hòa Albania87Vương quốc Oman
2Cộng hòa nhân dân Angola88Cộng hòa Hồi giáo Pakistan
3Antigua và Barbuda89Cộng hòa Panama
4Cộng hòa Argentina90Papua New Guinea
5Cộng hòa Armenia91Cộng hòa Paraguay
6Liên bang Australia92Cộng hòa Peru
7Vương quốc Bahrain93Cộng hòa Philippines
8Cộng hòa nhân dân Bangladesh94Qatar
9Barbados95Cộng hòa Rwanda
10Belize96Liên bang Saint Kitts và Nevis
11Bénin97Saint Lucia
12Cộng hòa Bolivia98Saint Vincent và Grenadines
13Cộng hòa Botswana99Vương quốc Ả Rập Saudi
14Cộng hòa liên bang Brasil100Cộng hòa Sénégal
15Darussalam Brunei101Cộng hòa Sierra Leone
16Burkina Faso102Cộng hòa Singapore
17Cộng hòa Burundi103Quần đảo Solomon
18Vương quốc Campuchia104Cộng hòa Nam Phi
19Cộng hòa Cameroon105Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Sri Lanka
20Cộng hòa Canada106Cộng hòa Suriname
21Cộng hòa Trung Phi107Vương quốc Swaziland
22Cộng hòa Tchad108Liên bang Thụy Sĩ
23Cộng hòa Chile109Trung Hoa Đài Bắc
24Cộng hòa nhân dân Trung Hoa110Cộng hòa thống nhất Tanzania
25Cộng hòa Colombia111Vương quốc Thái Lan
26Cộng hòa Congo112Cộng hòa Togo
27Cộng hòa Costa Rica113Cộng hòa Trinidad và Tobago
28Cộng hòa Bờ Biển Ngà114Cộng hòa Tunisia
29Cộng hòa Croatia115Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
30Cộng hòa Cuba116Cộng hòa Uganda
31Cộng hòa Dân chủ Congo117Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
32Cộng hòa Djibouti118Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
33Dominica (đảo quốc)119Cộng hòa Uruguay
34Cộng hòa Dominicana120Cộng hòa Venezuela
35Cộng hòa Ecuador121Cộng hòa Zambia
36Cộng hòa Ả rập Ai Cập122Cộng hòa Zimbabwe
37Cộng hòa El Salvador123Cộng hòa Ailen
38Cộng đồng châu Âu (27 quốc gia)124Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen
39Cộng hòa các đảo Fiji125Cộng hòa Áo
40Cộng hòa Macedonia126Cộng hòa Ba Lan
41Cộng hòa Gabon127Vương quốc Bỉ
42Cộng hòa Gambia128Cộng hòa Bồ Đào Nha
43Gruzia129Vương quốc Đan Mạch
44Cộng hòa Ghana130Cộng hòa liên bang Đức
45Grenada131Cộng hòa Estonia
46Cộng hòa Guatemala132Hà Lan
47Cộng hòa Guinée133Cộng hòa Hungary
48Cộng hòa Guiné134Cộng hòa Hy Lạp
49Cộng hòa Guyana135Cộng hòa Italia
50Cộng hòa Haiti136Cộng hòa Latvia
51Cộng hòa Honduras137Cộng hòa Litva
52Đặc khu kinh tế Hồng Kông138Đại công quốc Lúc xăm bua
53Cộng hòa Iceland139Cộng hòa Manta
54Cộng hòa Ấn Độ140Cộng hòa Pháp
55Cộng hòa Indonesia141Cộng hòa Phần Lan
56Israel142Cộng hòa Séc
57Jamaica143Cộng hòa Síp
58Nhật Bản144Cộng hòa Slovakia
59Vương quốc Jordan145Cộng hòa Slovenia
60Cộng hòa Kenya146Vương quốc Tây Ban Nha
61Đại Hàn Dân Quốc147Vương quốc Thụy Điển
62Kuwait148Cộng hòa Bungary
63Cộng hòa Kyrgyzstan149Cộng hòa Rumani
64Vương quốc Lesotho150Afghanistan
65Công quốc Liechtenstein151Montenegro
66Đặc khu hành chính Macau152Samoa
67Cộng hòa Madagascar153Tonga
68Cộng hòa Malawi154Vanuatu
69Malaysia155Yemen
70Cộng hòa Maldives156Ukraine
71Cộng hòa Mali157Tajikistan
72Cộng hòa Hồi giáo Mauritania158Seychelles
73Cộng hòa Mauritius159Russian Federation
74Mexico160Liberia
75Cộng hòa Moldova161Laos
76Cộng hòa nhân dân Mông Cổ162Kazakhstan
77Vương quốc Maroc163Cabo Verde
78Cộng hòa Mozambique164Cộng hòa Angiêri
79Liên bang Myanma165Cộng hòa Belarus
80Cộng hòa Namibia166Cộng hòa Hồi giáo I ran
81Nepal167Cộng hòa I rắc
82New Zealand168Cộng hòa Li băng
83Cộng hòa Nicaragua169Palestin
84Cộng hòa Niger170Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
85Cộng hòa liên bang Nigeria171Cộng hòa Uzbêkistan
86Vương quốc Na Uy172Cộng hòa Ả rập Xyri

———————————–

Logistics Software – Khang Vân Tech Hotline: 0933.656.118
Email: info@demo.phanmemlogistics.vn
Website: https://phanmemlogistics.vn
Địa chỉ: Số 9/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Leave a comment