HƯỚNG DẪN CHI TIẾT QUY TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ luôn được nhiều doanh nghiệp ưu tiên khi xuất khẩu hàng hóa đến các nước lân cận. Với những thay đổi không ngừng trong các quy định, thủ tục của nhà nước, quy trình xuất khẩu cũng từ đó mà luôn được cập nhật liên tục. Hãy cùng xem qua quy trình mới nhất được cập nhật trong năm 2022 sau đây nhé.

I. Ký hợp đồng và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu

Bước đầu tiên để khởi đầu cho một quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ chính là thương thảo và ký kết hợp đồng với đối tác. Tùy vào các yêu cầu, lợi ích của doanh nghiệp, hai bên sẽ cùng thương thảo để thống nhất các điều khoản cụ thể để hoàn thành bản hợp đồng chính thức. Sau khi đã ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa hay L/C với khách hàng hay đối tác của mình, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa để thực hiện đầy đủ quy trình, bao gồm:

Chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa xuất khẩu: Sau khi đã thống nhất về thời gian, số lượng hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp cần tiến hành chuẩn bị, thu gom tập trung đầy đủ số lượng hàng theo đúng yêu cầu đã nêu. Đối với các hợp đồng với số lượng hàng xuất khẩu lớn, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt nhất, kịp thời để tránh việc phi phạm hợp đồng với khách hàng, đối tác của mình.

Đóng gói hàng hóa đúng theo quy định: Trong mọi hoạt động buôn bán, xuất khẩu hàng hóa quốc tế, quá trình đóng gói hàng hóa luôn có một vai trò vô cùng quan trọng. Hàng hóa được đóng gói đúng theo quy định nhằm mục đích bảo quản và nhận biết nhiều loại hàng khác nhau. Cụ thể, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ được yêu cầu đóng gói dưới các dạng như sau: 

  • Case, box:  Bao gồm những hàng hóa có giá trị tương đối cao, dễ hỏng cần được đảm bảo an toàn trong toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa. 
  • Bao (bag): Đa phần các sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp hay hóa chất được đóng vào trong bao bì để không bị hỏng, hóa chất cũng không có khả năng tác dụng ngay với không khí.
  • Kiện hay bì (bale): Loại đóng gói này sẽ dành cho các hàng hóa có thể ép gọn lại để tiết kiệm diện tích nhưng không ảnh hưởng đến bản chất hay chất lượng của hàng hóa.
  • Thùng (barrel, drum): Các loại chất lỏng, chất bột và một số loại hàng hóa đặc biệt khác sẽ được chứa trong các loại thùng dạng này. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các hình thức đóng gói đặc biệt trong một số trường hợp nhất định. Có thể kể đến các dạng đóng gói khác như sử dụng bao bì trong hay bao bì trực tiếp. Các loại bao bì này được sử dụng với mục đích chính là đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn trong quy định xuất khẩu quốc tế.

Gán ký mã hiệu hàng hóa: Ký mã hiệu hàng hóa có vai trò giúp nhận biết chính xác các loại hàng hóa xuất khẩu. Mỗi loại hàng hóa xuất khẩu sẽ được doanh nghiệp gán ký mã hiệu khác nhau để giúp phân biệt trong quy trình làm thủ tục cũng như vận chuyển hàng hóa. Ký mã hiệu được dùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa thông thường có thể được thể hiện bằng số, bằng chữ hoặc bằng cả số và chữ. 

II. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu 

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện các bước kiểm tra chất lượng hàng hóa để giao đến tay khách hàng, đối tác. Hàng hóa xuất khẩu cũng phải đảm bảo đủ số lượng trong hợp đồng được ký kết, các yêu cầu khác có liên quan đến bao bì của sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện đúng các cam kết, cũng như củng cố uy tín trong mắt khách hàng. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần kiểm tra xem liệu hàng hóa cần xuất khẩu có nằm trong diện cần phải kiểm tra chuyên ngành hay không. Nếu hàng hóa cần xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp nên chuẩn bị trước các loại giấy tờ đầy đủ để không tốn quá nhiều thời gian và chi phí.

Kiểm tra chuyên ngành trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tùy vào loại hàng hóa mà các cơ quan kiểm tra có thể là Bộ Y Tế, Bộ Thông tin Truyền Thông, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn,… Các cơ quan chức năng này sẽ tiến hành lấy mẫu hàng hóa để kiểm tra xem liệu lô hàng cần xuất khẩu có đạt tiêu chuẩn theo quy định được đưa ra hay không.

Sau khi kiểm tra chuyên ngành, nếu kết quả đạt yêu cầu thì lô hàng của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận để tiến tục quy trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không được phép xuất khẩu lô hàng kiểm tra bởi chất lượng kém hơn mức được cho phép.

III. Thuê phương tiện vận tải, lưu cước

Phương tiện được sử dụng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ sẽ được thỏa thuận giữa người bán và người mua. Hai bên sẽ cần đưa chi tiết này vào hợp đồng để đảm bảo tín an toàn hàng hóa và vận chuyển thuận tiện nhất. 

Theo đó, với quy trình xuất khẩu hàng hóa thông thường thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa tải cảng và bên mua sẽ chịu trách nhiệm mang hàng hóa về kho của mình. 

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện vận tải phù hợp với số lượng, loại hàng hóa cần xuất khẩu. Một số phương tiện thường được dùng trong vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường bộ bao gồm:

  • Xe tải: doanh nghiệp có thể chọn loại xe có thùng, kín hoặc hở mái với trọng lượng khác nhau như: 0.5 tấn, 1 tấn, 2.5 tấn, 3.5 tấn, 5 tấn, 8 tấn, 11 tấn.
  • Xe container: chuyên dụng để chở các thùng container loại 20’, 40’, flatrack… Cùng với đó là các xe container loại có rơ moóc sàn, phù hợp với một số loại hàng như thép cuộn, thép thanh, thép bó, hay những loại hàng nặng cần vận chuyển bằng xe sàn.
  • Xe bồn: xe chuyên dụng để vận chuyển hàng lỏng, hoặc hóa lỏng: xăng dầu, ga hóa lỏng, hóa chất…
  • Xe fooc: đây là phương tiện vận chuyển dùng cho những hàng thiết bị, kích thước vượt quá tiêu chuẩn của xe thùng, hoặc xe container, Ngoài ra, xe fooc cũng được sử dụng để chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng cho các công trình, dự án.

IV. Mua bảo hiểm hàng hóa 

Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, những rủi ro và nguy hiểm là những điều không doanh nghiệp nào muốn gặp phải. Do đó, việc mua bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu là một yêu cầu cần thiết để để phòng những trường hợp không may có thể xảy ra.

V. Làm thủ tục hải quan

Để hàng hóa xuất khẩu có thể được thông quan tại các cửa khẩu thì doanh nghiệp sẽ cần làm thủ tục hải quan. Đây là một phần vô cùng quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ. Quy trình cụ thể: 

Bước 1: Khai báo hải quan

Bước 2: Xuất trình hàng hoá

Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan

Giấy tờ thông quan sẽ được cấp nếu hàng hóa xuất khẩu hoàn toàn bình thường và không vi phạm bất kỳ quy định gì của luật thương mại.

Một số lưu ý trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ 

Bên cạnh các bước cơ bản đã được liệt kê trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ, doanh nghiệp cũng nên lưu ý đến một số chi tiết quan trọng. Việc nắm rõ các thông tin sẽ giúp quy trình xuất khẩu hàng hàng hóa của doanh nghiệp an toàn và thuận tiện nhất có thể. Một số lưu ý mà doanh nghiệp cần biết như sau: 

  • Nắm rõ thông tin của đơn vị vận chuyển, bao gồm thông tin đăng ký, liên lạc, theo dõi lịch trình vận chuyển hàng hóa.
  • Tần suất vận chuyển, phù hợp với thời hạn giao hàng cho đối tác hay không.
  • Thời gian giao hàng đến địa điểm cần thiết là bao lâu, có kịp với thời hạn muộn nhất trong hợp đồng xuất khẩu hay không.
  • Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp hay thông qua hình thức chuyển tải.
  • Đặc biệt: những vấn đề liên quan đến việc chịu trách nhiệm, bồi thường hàng hóa nếu chẳng may xảy ra các sự cố không mong muốn.

Một điều mà hẳn ai cũng dễ dàng nhận ra, quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường bộ đang ít nhiều phải đối mặt với những khó khăn ngoài dự tính. Và cùng với sự phát triển công nghệ trên thế giới, Phần mềm Logistics đã giúp các doanh nghiệp vận tải bằng chính giải pháp phần mềm theo dõi lịch trình di chuyển của từng phương án vận chuyển một cách chính xác, thường xuyên cập nhật thông tin và báo cáo 2 chiều giúp cho nhà vận tải và khách hàng nắm bắt kịp thời tình trạng hàng hóa của mình nhanh chóng. Giúp các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả tối ưu.

———————————–

Logistics Software – Khang Vân Tech

Hotline: 0933.656.118
Email: info@demo.phanmemlogistics.vn
Website: https://phanmemlogistics.vn/
Địa chỉ: Số 9/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Leave a comment