HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN ASEAN

Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực phối hợp với đại diện các nước ASEAN trong việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình chung của ASEAN. Cơ chế một cửa ASEAN đã góp phần tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy triển khai chủ trương cải cách thủ tục hành chính.

Chiều 05/8/2022 tại trụ sở Chính phủ, phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban 1899 chủ trì.

Tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành đã báo cáo Ủy ban 1899 kết quả công tác năm 2021, sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại.

Quang cảnh phiên họp lần thứ 8 Ủy ban 1899

Theo đó, tính đến ngày ngày 30/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 249/261 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với gần 4, 95 triệu bộ hồ sơ của hơn 55 nghìn doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban 1899 tại công văn số 6007/VPCP-KTTH ngày 30/08/2021 của Văn phòng chính phủ, chậm nhất vào Quý I năm 2022, các Bộ, ngành cần hoàn thành triển khai chính thức 35 thủ tục hành chính. Tính đến 30/6/2022, các Bộ, ngành đã hoàn thành triển khai chính thức 23/35 thủ tục hành chính của các Bộ, ngành theo Cơ chế một cửa quốc gia và còn 10/35 thủ tục hành chính chưa triển khai theo Cơ chế một cửa quốc gia, 01 thủ tục tạm dừng thực hiện, 01 thủ tục đề nghị chuyển sang giai đoạn 2022 – 2026.

Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, cụ thể:  Hoàn thành triển khai chính thức 42 thủ tục (năm 2021: 36 thủ tục, 6 tháng đầu năm 2022: 6 thủ tục), nâng cấp/cập nhật 02 thủ tục, đang chuẩn bị triển khai chính thức (hoàn thành kiểm tra kết nối) 01 thủ tục mới của Bộ Quốc phòng, 06 thủ tục mới của Bộ Công Thương, 01 thủ tục mới của Bộ Giao thông vận tải và 01 thủ tục mới của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối ngoài ASEAN, Việt Nam đã trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D theo phương thức điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Đồng thời, Bộ Tài chính đã: phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN. Hiện tại, đã mở kênh kết nối chính thức với Brunei và Indonesia, các quốc gia khác đang trong quá trình xác nhận để mở kênh kết nối chính thức; chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật; các nước ASEAN cũng đang trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; hoàn thành trao đổi thông tin tờ khai Hải quan thử nghiệm qua kênh kết nối bảo mật với Liên minh Kinh tế Á- Âu; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ các ngành cơ bản New Zealand để thống nhất giải pháp xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ triển khai Thỏa thuận tạo thuận lợi thương mại giữa Việt Nam và New Zealand.

Công tác kiểm tra chuyên ngành, phát triển hoạt động logistics đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Về triển khai nhiệm vụ cuối năm, mục tiêu sẽ hoàn thành triển khai theo Kế hoạch tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg; Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TTg và kết luận của Chủ tịch Ủy ban 1899 tại phiên họp của Ủy ban 1899; hoàn thành xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2022-2026.

Đồng thời, tiếp tục triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN; thực hiện tốt vai trò điều phối trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành; xây dựng và triển khai kế hoạch hành động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, thúc đẩy công nghiệp logistic và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2022-2026; Ban hành Nghị định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia; xây dựng và triển khai hệ thống công nghệ thông tin và hoàn thiện Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung; giám sát và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành; đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các Bộ, ngành triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, về công tác cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Về cải cách kiểm tra chuyên ngành, tiếp tục thực hiện các mục tiêu đã được Chính phủ giao tại các văn bản: Văn bản số 291/TB-VPCP ngày 14/8/2018 của Văn phòng Chính phủ; Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 được sửa đổi tại Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các Bộ, ngành trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành và thúc đẩy phát triển hoạt động logistics trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để có các giải pháp cụ thể triển khai công việc hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ từ nay đến cuối năm.

NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ THÔNG TIN CỦA TỜ KHAI HẢI QUAN ASEAN

Ô sốCác tiêu chí thông tinĐịnh nghĩa (D)
1Loại hình khai báo và quy trình thủ tục Hải quanD1. Loại hình khai báo Chỉ ra cách sử dụng của  tờ khai được xuất trình (cho nhập khẩu, xuất khẩu hay quá cảnh)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       
  D2. Quy trình thủ tục Hải quan Quy trình do Hải quan áp dụng đối với hàng hoá là đối tượng chịu sự kiểm soát của Hải quan như được quy định trong Tờ khai Hải quan. Có nhiều quy trình thủ tục Hải quan khác nhau như thông quan để tiêu dùng trong nước, thủ tục Hải quan đối với việc lưu kho Hải quan, tạm nhập để gia công trong nước, quá cảnh Hải quan hoặc những quy trình thủ tục khác theo quy định của pháp luật quốc gia.
2  
3Số tham chiếu của tờ khai Hải quanD6. Số tham chiếu Hải quan Một con số cụ thể được Hải quan cấp hoặc chấp nhận để nhận diện tờ khai hàng hoá cho bất kỳ mục đích hải quan nào theo quy định của luật pháp quốc gia.
4Số bản tờ khai và việc sử dụng tương ứng của từng bảnD7. Số bản tờ khai cụ thể được sử dụng cho giao dịch với Hải quan Tổng số bản tờ khai hàng hoá cần để khai số hàng hoá trong một lô hàng. Ô này có thể được sử dụng để chỉ ra số seri của tờ khai liên quan trong tổng số tờ khai được sử dụng ví dụ như 1/8, 2/8, vv
5Ngày thực nhập hoặc thực xuấtD8. Ngày thực nhập hoặc thực xuất Ngày thực nhập hoặc thực xuất hàng hoá vào/ra lãnh thổ hải quan[1]
6Ngày nộp tờ khai cho Hải quanD9. Ngày nộp tờ khai cho Hải quan Ngày mà tờ khai hàng hoá được nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan. Ngày này có thể được nhập bởi người khai hải quan hoặc được đóng dấu xác nhận bởi cơ quan hải quan tùy theo yêu cầu của của luật pháp quốc gia
7Ngày cơ quan Hải quan chấp nhận tờ khaiD10. Ngày chấp nhận tờ khai hải quan Ngày cơ quan Hải quan chấp nhận tờ khai hải quan theo quy định của luật pháp quốc gia
8Người xuất khẩu/người gửi hàng (tên, địa chỉ đầy đủ, số đăng ký nhận diện thể nhân hoặc pháp nhân)D11. Người xuất khẩu/người gửi hàng Ghi tên, địa chỉ đầy đủ và bất kỳ số nhận diện nào như mã số XNK để phục vụ mục đích tài chính, thống kê hoặc các mục đích kháccủa thể nhận hoặc pháp nhân liên quan đến giao dịch đang được xử lý tại cơ quan Hải quan D11.1 Người xuất khẩu là người tiến hành hoặc là người đại diện cho đại lý thông quan hải quan hoặc người được ủy thác tiến hành khai báo xuất khẩu. Người xuất khẩu có thể là nhà sản xuất, người bán hàng hoặc người khác theo quy định của luật pháp quốc gia. D11.2 Người gửi hàng là người thông qua hợp đồng với người chuyên chở để chuyển hàng hoá cùng với người chuyên chở hoặc giao hàng hoá cho người chuyên chở vận chuyển.
9Người nhập khẩu/người nhận hàngD12. Người nhập khẩu/người gửi hàng Ghi tên, địa chỉ đầy đủ và bất kỳ số nhận diện nào như mã số XNK (phục vụ mục đích tài chính, thống kê hoặc các mục đích khác) của (các) thể nhân hoặc pháp nhân liên quan. D12.1 Người nhập khẩu là người tiến hành hoặc là người đại diện cho đại lý thông quan hải quan hoặc người được ủy thác tiến hành khai báo nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể là người sở hữu hàng hóa hoặc là người mà hàng hoá được gửi đến. Đồng thời người nhập khẩu cũng thường đặt hàng từ nước ngoài và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền trên hoá đơn thương mại cho người bán ở nước ngoài. D12.2 Người nhận hàng là người mà hàng hóa được gửi đến
10Số tham chiếu giao dịch của người khaiD13. Số tham chiêu giao dịch Số tham chiếu do người khai ấn định cho giao dịch của mình
11Nhận diện người khai/đại lý thông quan hải quan hoặc người đại diệnD14. Nhận diện người khai/đại lý thông quan hải quan hoặc người đại diện Tên, địa chỉ đầy đủ và bất kỳ số nhận diện nào (phục vụ các mục đích tài chính, thống kê và các mục đích khác) của thể nhân và pháp nhân liên quan. D14.1 Người khai hải quan là người trực tiếp làm tờ khai hải quan hoặc là người mà tờ khai hải quan được làm dưới tên của mình[2]. Thông thường người khai hải quan là đại lý/đại diện/đại lý thông quan hải quan chuyên nghiệp mà trực tiếp làm việc với Hải quan thay mặt người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu. D14.2 Ở một số nước, thuật ngữ sử đụng cho người khai hải quan trong quy trình quá cảnh hải quan là “người chịu trách nhiệm đối với việc quá cảnh hải quan”, hoặc “người uỷ thác”. Ở một số nước khác, người chuyên chở có trách nhiệm liên quan đến việc quá cảnh hải quan và gần như là người khai hải quan. D14.3 Trong trường hợp người nhập khẩu hoặc người xuất khẩu cũng đồng thời là người khai hải quan, thì chữ “người nhập khẩu” hoặc “người xuất khẩu” cần được ghi vào ô về người khai hải quan/đại lý thông quan hải quan hoặc người đại diện.
12Ký tên đóng dấu (địa vị pháp lý của người ký hoặc xác nhận tờ khai) và ngày và nơi kýD15. Xác nhận Chữ ký hoặc xác nhận khác vào tờ khai hàng hoá khi thích hợp thể hiện địa vị pháp lý của người ký hoặc xác nhận tờ khai. Ngày và nơi ký hoặc xác nhận cũng cần được ghi vào trong ô này tùy theo yêu cầu của luật pháp quốc gia.
13Số tham chiếu truy cập chungD16. Số tham chiếu truy cập trung Số tham chiếu duy nhất được sử dụng nhằm mục đích nhận diện các chứng từ và thông điệp trao đổi giữa các bên trong thương mại quốc tế
14  
15Các thông tin khác liên quan đến trách nhiệm pháp lý của hàng hoá đối với các yêu cầu cụ thể, các chứng từ đi kèm và giấy phép (danh sách tổng hợp, được trích từ giấy phép)D18. Các thông tin khác Ô này có thể được sử dụng cho việc khai bất cứ thông tin khác nào được yêu cầu nhưng chưa có ô cụ thể nào quy định để khai. Những thông tin, ngoài những thông tin khác, bao gồm: D18.1 Trách nhiệm pháp lý của hàng hoá đối với các yêu cầu cụ thể Thông tin về các yêu cầu cụ thể bao gồm việc chỉ ra hàng hoá đang là đối tượng xác định xuất xứ hoặc giám định trước khi thông quan, hoặc là hàng hoá nguy hiểm theo các công ước quốc tế liên quan,… D18.2 Các chứng từ đi kèm theo yêu cầu D18.3 Giấy phép: số lượng và/hoặc giá trị khấu trừ
16Thủ tục hải quan trước đâyD19. Thủ tục hải quan trước đây, nếu có, bao gồm những tủ tục đã áp dụng đối với hàng hoá trước khi đưa hàng hoá đó vào diện thủ tục hải quan thực tế và hiện tại như đã khai báo tại D12. Việc tham chiếu đến thủ tục hải quan trước đây có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng số cấp cho tờ khai hàng hoá, đã được xuất trình cho các mục đích của thủ tục hải quan trước đây hoặc nhằm mục đích nhận diện khác.
17Trị giá hải quanD20. Trị giá hải quan Giá trên hóa đơn hoặc giá khác (ví dụ giá bán, giá của hàng hoá tương tự) được sử dụng làm cơ sở để xác định trị giá hải quan, phục vụ các mục đích hải quan của hàng hoá là đối tượng của thủ tục hải quan tương tự và có cùng mã số hàng hoá, cùng nước xuất xứ và cùng chế độ thuế quan.
18Các khoản phải cộngD21. Các khoản điều chỉnh phù hợp Những khoản chi phí khác đòi hỏi khoản điều chỉnh tăng lên để tính trị giá hải quan, như là chi phí vận tải, bảo hiểm, xếp hàng và các chi phí tương tự.
19Các khoản khấu trừD22. Các khoản khấu trừ Các khoản chi phí có thể được trừ phù hợp với các nguyên tắc xác định trị giá hải quan như số tiền được trừ, giảm giá.
20Thuế hải quan/thuế khác được áp dụngD23. Chế độ thuế quan áp dụng Chế độ thuế quan mà hàng hoá đủ điều kiện được áp dụng, ví dụ như cắt giảm thuế quan, thuế suất ưu đãi, miễn thuế hoặc chế độ tương tự.
21  
22Các chi tiết bảo lãnh (bảo lãnh nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Hải quan)D25. Thông tin bảo lãnh Các chi tiết liên quan đến cam kết bằng tiền mặt, khế ước, hoặc cam kết bảo lãnh bằng văn bản để đảm bảo sẽ hoàn thành đẩy đủ nghĩa vụ đối với Hải quan chẳng hạn như theo chế độ tạm quản hoặc quá cảnh hải quan theo yêu cầu của luật pháp quốc gia.
23Loại/số chứng từ vận tải (Vận đơn đường biển, vận đơn hàng không)D26. Các chứng từ vận tải Tên hoặc các chứng chỉ khác của loại chứng từ vận tải như vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, giấy chứng nhận giao hàng đường bộ/đường sắt, chứng từ vận tải liên hợp/đa phương thức Số chứng từ vận tải là số tham chiếu được người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở cấp cho chứng từ vận tải. 
24Tổng số kiện hàngD27. Tổng số kiện hàng Tổng số kiện hàng của toàn bộ lô hàng được khai trong một tờ khai hàng hoá
25  
26Nơi để hàng hoáD29. Nơi để hàng hoá Chỉ ra nơi đặt hàng hoá và nơi để hàng hoá có thể được kiểm hóa. Đây có thể là cơ sở của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu, kho tạm, trên toa tàu, khu vực mở tại cảng…Ô này không được sử dụng cho việc khai kho ngoại quan mà từ đó hàng hoá được xuất đi hoặc tại đó hàng hoá được nhập khẩu vào nội địa.
27Kho ngoại quanD30. Địa điểm của kho ngoại quan mà hàng hoá sẽ hoặc đã được gửi.
28Quốc tịch của phương tiện vận tảiD31. Tên hoặc số hiệu của tàu hoặc phương tiện vận tải, số hiệu chuyến bay và ngày…Quốc tịch được xác định bởi tên nước mà tại đó phương tiện vận tải được đăng ký.
29Quốc tịch của phương tiện vận tải qua biên giớiD32. Phương tiện vận tải hoạt động sử dụng qua biên giới của nước gửi hàng/xuất khẩu hoặc nước đến cuối cùng Thông tin này sẽ được khai trong trường hợp có sự kết hợp của nhiều phương tiện vận tải. Phương tiện vận tải hoạt động là phương tiện thúc đẩy sự chuyển động của toàn bộ sự kết hợp này. Ví dụ, nếu xe tải ở trên tàu thì phương tiện vận tải hoạt động là tàu biển; nêu xe kéo và xe moóc thì phương tiện vận tải hoạt động là xe kéo…Tuy nhiên các yếu tố thông tin này không áp dụng đối với xe tải chỉ được sử dụng để chuyển xe moóc lên và xuống phà. Những chi tiết cụ thể được khai giống như những chi tiết yêu cầu trong trường hợp khai quốc tịch của phương tiện vận tải.
30  
31Phương thức vận tảiD34. Phương thức vận tải sử dụng để chuyên chở hàng hoá qua biên giới, như vận tải biển, hàng không, đường bộ…
32Cảng xếp hàng và cảng dỡ hàngD35. Địa điểm xếp hàng Tên cảng biển, cảng hàng không, nơi lưu giữ hàng hoá để chuyên chở, ga đường sắt, hoăc địa điểm khác nơi hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải được sử dụng để chuyên chở hàng hoá đó. Địa điểm chính xác của hàng hoá trong địa điểm xếp hàng được khai ở ô “địa điểm của hàng hoá”. D36. Địa điểm dỡ hàng: Tên cảng biển, cảng hàng không, nơi lưu giữ hàng hoá để chuyên chở, ga đường sắt, hoăc địa điểm khác nơi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận tải đã được sử dụng để chuyên chở hàng hóa đó. Địa điểm chính xác trong địa điểm dõ hàng được khai ở ô “địa điểm của hàng hoá”  
33Chỉ số vận tải bằng công-ten-nơD37. Chỉ số của phương thức vận tải bằng công-ten-nơ Việc chỉ ra hàng hoá có được chuyên chở bằng công-ten-nơ hay không. Việc này được thể hiện dưới hình thức mã hoá.
34Số hiệu công-ten-nơ, nhãn hiệu và số kiện hàng, số và loại kiện hàng, mô tả hàng hoáD38. Nhận diện công-ten-nơ và việc đóng hàng Mã số loại kiện hàng và số nhận diện tương ứngNhãn hiệu và số của các kiện hàng và số công-ten-nơ, nếu cóMô tả đơn giản hàng hoá cần phải đủ rõ ràng để phân loại được hàng hoá
35Số tham chiếu tờ lược khai hàng hoá (liên quan đến tờ khai hàng hóa đối với mặt hàng tương ứng trong tờ lược khai hàng hoá liên quan – tờ khai hàng hoá, tờ lược khai hàng hoáD39. Số tham chiếu của tờ lược khai hàng hoá hoặc của những chứng thư vận tải khác do người kinh doanh vận tải hoặc người chuyên chở cấp khi thích hợp
36Tổng trọng lượngD40. Trọng lượng (tổng) của hàng hoá bao gồm cả bao bì ngoại trừ thiết bị của người chuyên chở. Trọng lược tổng được tính theo đơn vị mét hoặc kilôgam.
37Số mặt hàngTổng số các mặt hàng (ở cấp độ chi tiết mã hàng hoá hơn 8 số theo quốc gia) theo tờ khai (bao gồm tờ khai chính và các tờ phụ lục tiếp theo)
38Mã hàng hoá và mô tả hàng hoáD42. Mã hoá hàng hoá và mô tả hàng hoá theo quy định trong AHTN Mã 8 chữ số tương ứng với mặt hàng đang đề cập đến Mô tả dòng thuế liên quan (bao gồm các dòng thuế chia nhỏ tương ứng)
39Số lượng bổ sungD43. Số lượng bổ sung và đơn vị đo lường nhằm hiểu rõ hơn (ví dụ 45 mét hoặc 24% hàm lượng rượu/lít)
40  
41  
42Nước và/hoặc khu vực xuất khẩu/gửi hàngD46. Nước mà từ đó hàng hoá được gửi đi ngay từ đầu đến nước nhập khẩu mà không có giao dịch nào diễn ra tại nước trung gian.
43  
44  
45Nước đến cuối cùngD49. Điểm đến cuối cùng: Nước mà đối với người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng là nước cuối cùng mà hàng hoá được giao đến. Thông tin này chỉ sử dụng cho việc nhập khẩu. Khu vực đến cuối cùng được khai theo quy định của luật pháp quốc gia. Thông tin phụ này chỉ ra khu vực mà hàng hoá sẽ được tiêu dùng, bán hoặc sản xuất hoặc khu vực của người nhập khẩu.  
46Nước xuất xứD50: Xuất xứ: Nước mà hàng hoá có xuất xứ do việc sản xuất tại nước đó. Việc xác định xuất xứ theo các tiêu chuẩn được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc các quy định nhằm các mục đích thuế hải quan, hoặc nhằm mục đích áp dụng các biện pháp hạn chế về số lượng hoặc bất kỳ biện pháp nào liên quan đến thương mại.
47Điều kiện giao hàngD51. Điều kiện giao hàng được thỏa thuận giữa người bán và người mua theo đó người bán chịu trách nhiệm giao hàng đến người mua. Điều kiện giao hàng trong thương mại quốc tế được quy định trong INCOTERMS 2000. Những điều kiện này cũng có thể được áp dụng trong các giao dịch phi thương mại theo đó không có người mua và người bán thực sự trong các điều kiện thông thường.
48Đồng tiền thanh toánD52. Tên hoặc ký hiệu của đơn vị tiền tệ được dùng hoặc sẽ được dùng để thanh toán D53. Tổng trị giá hoá đơn: Giá hoá đơn của tổng số hàng hoá được khai
49Tỷ giá hối đoáiTỷ giá mà tại đó đồng tiền quy định được quy đổi ra một loại tiền tệ khác
50Đặc điểm của giao dịchĐặc điểm cụ thể của giao dịch Chỉ ra cho Hải quan loại giao dịch theo đó hàng hoá được cung cấp ví dụng như bán, quà tặng, cho vay, cho thuê, bán đổi hàng…
51  
52Thanh toán chậm thuế hải quan/thuế khác/phíD57. Tham chiếu hoặc chỉ ra việc thanh toán chậm thuế hải quan/thuế khác/lệ phí
53Hạn ngạch/giấy phépD58. Tham chiếu đến bất kỳ hạn ngạch nào áp dụng đối với hàng hoá ví dụ việc áp dụng biện pháp hạn chế về số lượng
54  
55Tổng số thuế hải quan và thuế khácD60. Tổng số thuế hải quan, thuế khác và phí phải thu D61. Phương thức thanh toán thuế hải quan/thuế khác/phí Phương thức theo đó thuế hải quan/thuế khác/phí được nộp cho cơ quan hải quan
56  
57  
58  
59Địa điểm hải quan dự định trên tuyến đường vận chuyểnD65. Địa điểm hải quan theo đó hàng hoá vào hoặc rời khỏi một lãnh thổ trong quá trình quá cảnh hải quan được qui định phù hợp với luật pháp quốc gia. Những nước liên quan cũng cần được chỉ ra khi yêu cầu.
60Cơ quan hải quan tại điểm đến cuối cùngD66. Cơ quan hải quan mà tại đó hoạt động quá cảnh kết thúc. Nước mà có cơ quan hải quan tại điểm đích đến cuối cùng cũng cần được chỉ ra khi yêu cầu
61Chuyển tải trong quá trình quá cảnhD67. Việc chuyển tải hàng hóa và công-ten-nơ từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác trong quá trình quá cảnh hải quan. Các chi tiết liên quan bao gồm lý do của việc chuyển tải, nơi và nước; nhận diện và quốc tịch của phương tiện vận tải mới; nhận diện của niêm phong hải quan mới hoặc các dấu hiệu xác nhận khác; chứng nhận của các cơ quan chức năng…
62Biện pháp kiểm soát/sự việc bất thường trong quá trình quá cảnhD68. Chỉ ra bất kỳ biện pháp kiểm soát nào được tiến hành tại các cơ quan hải quan trên tuyến đường vận chuyển. Các chi tiết liên quan bao gồm lý do , kết quả phát hiện được, nhận diện niêm phong hải quan mới hoặc dấu hiệu xác nhận khác; cơ quan hải quan và nước kiểm tra, chữ ký của nhân viên hải quan. Thông tin này bao gồm nguyên nhân của bất kỳ sự việc bất thường phát sinh nào ngoài việc chuyển tải xảy ra trong quá trình vận tải như những việc đòi hỏi sự thay đổi tuyến đường đã định hoặc trì hoãn việc xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan; thay đổi phương tiện vận tải hoạt động… Những sự việc như vậy cũng cần được các cơ quan chức năng xác nhận như Hải quan hoặc Cảnh sát…

[1] Khái niệm lãnh thổ Hải quan và những khái niệm liên quan đến kỹ thuật Hải quan được dẫn chiếu theo định nghĩa E12/F25, Chương 2, Phụ lục tổng quát, Công ước Kyoto sửa đổi về nội dung này.

[2] Ở một số nước, khái niệm “ người khai hải quan” để chỉ người thực tế khai vào tờ khai Hải quan. Ở một số nước khác, người khai hải quan là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào tiến hành khai hải quan hoặc là dưới tên của chính mình hoặc đại diện cho một thể nhân hoặc pháp nhân khác, hoặc nhân danh mình nhưng đại diện cho một thể nhân hoặc pháp nhân khác.

Chúc bạn thành công!

———————————–

Logistics Software – Khang Vân Tech

Hotline: 0933.656.118
Email: info@demo.phanmemlogistics.vn
Website: https://phanmemlogistics.vn/
Địa chỉ: Số 9/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Leave a comment