CÁC GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT: GIA CÔNG, ĐẤU GIÁ VÀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Bên cạnh các hình giao dịch hàng hóa thông thường, lĩnh vực xuất nhập khẩu còn có các hình thức giao dịch như Gia công, đấu giá và đấu thầu quốc tế. Tuy giao dịch này không quá thông dụng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt vẫn được áp dụng.

I. GIA CÔNG QUỐC TẾ

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên (được gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu, hay bán thành phẩm và/hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật từ bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm và giao lại cho bên đặt gia công, nhận thù lao gia công.

Gia công quốc tế có các đặc điểm sau:

  • Là hoạt động mà xuất nhập khẩu gắn với quá trình sản xuất;
  • Tiền thù lao gia công là thu nhập chính của hoạt động này;
  • Đây là hoạt động mà nhiều nước quan tâm.
Gia công là một hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam

Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các hình thức gia công khác nhau và được phân chia theo nhiều tiêu thức:

1. Xét quyền sở hữu nguyên vật liệu

  • Giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thu hồi thành phẩm và trả phí gia công;
  • Gia công theo kiểu “Mua đứt bán đoạn”
  • Bên đặt gia công giao tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức sản xuất và giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công
  • Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, bên nhận gia công thanh toán phần nguyên liệu. Khi giao sản phẩm bên đặt gia công sẽ thanh toán tiền sản phẩm theo đơn giá thành phẩm.

2. Xét về giá gia công 

  • Gia công theo giá khoán
  • Hợp đồng thực chi thực thanh

3. Xét về số bên tham gia trong hoạt động giao dịch gia công

  • Gia công hai bên
  • Gia công nhiều bên (Gia công chuyển tiếp)

4. Xét về tính chất gia công

  • Gia công bị động
  • Gia công chủ động
Các giao dịch đặc biệt: Gia công, đấu giá và đấu thầu quốc tế

2. ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ

Đấu giá quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, được tổ chức ở một nơi nhất định, trong thời gian nhất định nào đó, người ta bán những lô hàng đã được xem trước cho ai trả giá cao nhất.

Trên thế giới có các trung tâm đấu giá len thô ở Sydney; chè ở Calcutta, Colombia; hương liệu ở London, Amsterdam…

Đấu giá quốc tế có các đặc điểm chính:

  • Việc mua bán được thực hiện tại 1 điểm cố định;
  • Theo các điều kiện do người bán quy định sẵn;
  • Ở đây có một người bán, nhiều người mua;
  • Hàng hóa bán trong phương thức đấu giá thường có dấu hiệu đặc thù.

Đấu giá quốc tế có các loại hình:

1. Theo cách tiến hành đấu giá

  • Đấu giá lên: Người mua tự tăng dần giá lên đến khi không còn người trả giá
  • Đấu giá xuống

2. Theo tính chất của đấu giá

  • Đấu giá thương nghiệp
  • Đấu giá phi thương nghiệp 

Để tiến hành thành công một cuộc đấu giá quốc tế người ta thường thực hiện các bước sau:

  • Chuẩn bị đấu giá
  • Xem hàng hóa
  • Khai mạc đấu giá
  • Ký hợp đồng mua hàng
  • Giao hàng

III. ĐẤU THẦU QUỐC TẾ

Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó một bên được gọi là bên mua hàng (hay còn gọi là bên mời thầu), dựa trên cơ sở cạnh tranh của các nhà bán hàng (bên dự thầu) sẽ lựa chọn người cung cấp có giá và các điều kiện khác thuận lợi nhất.

Trong thương mại quốc tế khi mua những hàng hóa có khối lượng lớn, trị giá cao hay mua máy móc thiết bị, sự dụng tiền công người ta thường sử dụng phương thức đấu thầu và được coi là phương thức mua hàng có hiệu quả nhất đối với người mua.

Đấu thầu quốc tế có các đặc điểm:

  • Được tổ chức tại một địa điểm nhất định
  • Tập trung nhiều người bán, nhưng có một người mua. Những người bán cạnh tranh nhau theo các điều kiện mà người mua quy định sẵn.
  • Hàng hóa có giá trị cao, khối lượng lớn, đa dạng
  • Đấu thầu thường bị ràng buộc chặt chẽ bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn

Trong thương mại quốc tế chúng ta có thể gặp các loại hình đấu thầu:

1. Xét theo lượng người tham gia đấu thầu

  • Đấu thầu rộng rãi: là loại hình đấu thầu không hạn chế số lượng người dự thầu
  • Đấu thầu hạn chế: là hình thức đầu thầu mà người tổ chức chỉ mời một số hạn chế những người dự thầu
  • Chỉ định thầu

2. Xét theo hồ sơ dự thầu

  • Đấu thầu một túi hồ sơ: Bên dự thầu dùng cho một túi cho cả hồ sơ về tài chính và kỹ thuật khi tham gia dự thầu.
  • Đấu thầu hai túi hồ sơ: Khi dự thầu, người ta dùng 2 túi riêng biệt, một túi đựng hồ sơ liên quan đến kỹ thuật, một túi đựng hồ sơ liên quan đến tài chính.

3. Xét theo thủ tục thẩm định 

  • Đấu thầu có sơ tuyển: Đấu thầu có quy định điều kiện thẩm định trước dựa trên các tiêu chí mà người tổ chức đấu thầu đưa ra.
  • Đấu thầu không có sơ tuyển không cần sơ tuyển

Ngoài ra trong đấu thầu người ta cong có nhiều cách phân loại đấu thầu, mỗi cách phân loại đều có những mục đích nhất định.

Để tiến hành đấu thầu các bên có liên quan phải thực hiện các bước:

  • Chuẩn bị đấu thầu
  • Nhận đơn chào hàng
  • Mở thầu
  • Ký hợp đồng mua bán hàng

Những bước này được các Tổ chức quốc tế (WB, ADB…), quy định về đấu thầu của các quốc gia chi tiết hóa thành các quy trình khác nhau.

Chúc bạn đọc có được kiến thức hữu ích!

———————————–

Logistics Software – Khang Vân Tech

Hotline: 0933.656.118
Email: info@demo.phanmemlogistics.vn
Website: https://phanmemlogistics.vn/
Địa chỉ: Số 9/84 Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Leave a comment