Phân loại container

Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn có thể tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.

Khang Vân cập nhật thông tin kiến thức về các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO container)

Container bách hóa (general purpose container)

Loại Container này được ký hiệu bằng chữ GP (General purpose) hoặc DC (Dry cargo)

Container khô là tên gọi khác của Container bách hóa vì nó thường được sử dụng để chở hàng khô.

Container khô thông thường sẽ có vỏ cont bằng thép, mặt sàn bằng gỗ chịu lực. Vì vậy nó phù hợp cho việc vận chuyển hàng an toàn trong thời gian dài và các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Conatiner mở nóc

Loại container này được ký hiệu bằng chữ OT (Open top)

Được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái Container (Mái sẽ được phủ kín bằng vải dầu / vải bạt sau khi đóng hàng xong).

Chuyên chở hàng máy móc thiết bị có chiều cao lớn hơn chiều cao của Container hoặc máy móc yêu cầu phức tạp trong khâu vận chuyển (Dùng cần cẩu để đóng / rút hàng vào Container). Một số trường hợp loại Container này được dùng để chở các loại hàng rời như gạo, ngô, malt bia, hay các loại khoáng sản, quặng do yêu cầu tăng tốc trong việc đóng hàng bằng máng rót vào trong Container.

Container lạnh

Loại container này được ký hiệu bằng chữ RF (Reefer Container)

Đúng như tên gọi, loại Container này có một thiết bị làm lạnh (máy làm lạnh gắn liền với vỏ container và hệ thống quạt thổi phân bổ hơi lạnh)

Container lạnh được thiết kế chuyên dùng cho mục đích vận chuyển hàng hóa dễ hư hại do nhiệt độ và có yêu cầu bảo quản trong môi trường nhiệt độ ổn định.

Một số loại hàng hóa thường được vận chuyển bằng Container lạnh như : hàng thực phẩm, hải sản, thuốc – vắc-xin, cây giống, hạt giống,…

Container lạnh có thể điều chỉnh dải nhiệt độ từ mức -30 độ C cho tới +30 độ C.

Container Flat Rack

Loại Container này được ký hiệu bằng chữ FR (Flat Rack Container)

Đây là một loại Container đặc biệt vì nó được thiết kế không có mái và các thành vách xung quanh, trong khi phần đế của nó thì có chiều dày rất lớn để chịu lực gấp nhiều lần các loại container thông thường.

Với thiết kế như vậy, loại Container chuyên dùng này sinh ra để phục vụ các loại máy móc siêu trường, siêu trọng không thể tháo rời trong quá trình vận chuyển.

Container bồn chứa

Loại Container này được ký hiệu là ISO tank.

Container bồn có thiết kế bao gồm bồn chứa được bao bọc trong khung Container tiêu chuẩn. Việc này giúp cho hàng hóa là chất lỏng, chất khí an toàn trong bồn chứa (bồn chứa hình khối trụ tròn, khối cầu) và dễ dàng trong việc vận chuyển (xếp dỡ lên phương tiện vận tải như container thông thường)

Là một sản phẩm được thiết kế, chế tạo theo tiêu chuẩn chung của toàn thế giới, Container bao gồm các kích thước chính sau:

Vì thùng chứa hàng Container được thiết kế theo tiêu chuẩn và kích thước cố định, chính vì vậy việc đóng hàng vào Container phải đảm bảo các yếu tố sau để tối ưu khả năng chứa hàng, nhằm tiết kiệm chi phí trong khâu bốc xếp và vận chuyển hàng hóa :

  • Đóng hàng đúng quy cách yêu cầu theo bản chất hàng hóa (Thùng hàng quay theo chiều đứng của sản phẩm, tem nhãn nhận diện hàng hóa quay ra phía ngoài, theo chiều đọc)
  • Đảm bảo hàng hóa xếp dàn đều trong lòng Container cả 2 bên thành vách và từ trong ra ngoài cửa Container ( Việc này đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, không bị xô lệch, đổ vỡ hàng vì có khoảng hở giữa các kiện hàng)
  • Đóng hàng đảm bảo hàng nặng, cứng đặt ở phía dưới, hàng nhẹ nhỏ đặt lên phía trên để hàng hóa không bị đè bẹp, gây hư hại cho hàng bên dưới.

Real Logistics luôn sẵn sàng tư vấn cho các bạn mọi thông tin liên quan đến hoạt động vận chuyển, giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa.